Danh mục nội dung bài viết
2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
4. Cách điều trị bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là gì?
Đó là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nướ c tiểu, vì mộ t lý do nào
đó đã kế t tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng
mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
1/ Sỏi thận do lắng đọng:
-Vì uống nước không đủ, nhất là vớ i những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm
việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong
ngày.
- Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hế t, lâu ngày tích trữ , đọng
lại và tạo sỏi.
+ Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiế n nướ c tiểu đọng lại
ở khe kẽ.
- Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), ngườ i
bệnh lại uống nhiều sữa, ít nướ c. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
2/ Chế độ ăn uống không hợ p lý: Ăn thiên lệch mộ t loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiề u
thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là nhữ ng nguyên nhân gây nên sỏi thận.
3/ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn.
Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ h ộ i xâm nhập gây viêm đườ ng tiế t niệu,
tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
4/ Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Những dị vật đó cũng làm
lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
1. Đái rắt, đái buố t, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.
2. Đau: Đau dữ dội, đau thườ ng khở i phát từ các đi ểm niệu quả n, lan dọc theo đường
đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi
buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở nhữ ng trườ ng hợ p sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng
nằm ở vị trí bể thận.
3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di
chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
4. Đái buốt, đái rắ t, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.
5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứ ng đau hông, lưng, đái buốt,
đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
6. Các dấu hiệu tắ c nghẽn đườ ng niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị sỏi thận
Điều trị nội khoa
Với những sỏi nhỏ 1- 17mm hoặc chưa có biến chứng như giãn thận hay ứ nước thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi
sẽ thích hợ p hơn bởi tính an toàn, tiện dụng và thích hợp vớ i nhữ ng người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật .
Dùng thuốc Đông y như: Kim tiề n thảo, bông mã đề ... kế t hợp uống nhiều nước, vận
độ ng
Điều trị ngoại khoa
Vớ i nhữ ng sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biế n chứng thì thườ ng áp dụng các biện
pháp như: Tán s ỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi..
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi,
đập vụ n sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đườ ng nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không
đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dướ i 3cm. Vị trí: Sỏi
bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu
quản.
Tán sỏi ngược dòng: Dùng ố ng soi niệu quả n đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên
niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượ ng bằng laser hoặc khí nén
để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Vị trí: Sỏi 1/3 giữ a và 1/3 dưới niệu quản đối với
nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đố t số ng L3, L4.
Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, tốt hơn so
với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi (thậm chí cả sỏi
có polyp), kích thước nhỏ hơn 2cm.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ố ng nộ i soi đườ ng kính 10 -
15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy
sỏi ra ngoài. Vị trí: Sỏi bể thận, sỏi có kích thướ c lớ n, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm
đài dướ i.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho nhữ ng sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản.
Những sỏi lớn, mật độ chắc, khó tán
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay, hiế m khi chỉ định do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu.
Áp dụng cho nhữ ng sỏi thận, niệu quả n kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi
thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện (2 - 3 ngày), chi phí rất cao.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
- Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt...
- Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
- Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.