Sỏi niệu đạo
Niệu đạo thuộc hệ tiết niệu, là một ống dài để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ tiểu. Ở nam giới, niệu đạo còn có chức năng dẫn tinh dịch ra ngoài. Chính vì thế, ở nam giới, quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh lý ở niệu đạo như viêm, sỏi niệu đạo,…
Biểu hiện của bệnh nhân khi sỏi kẹt ở niệu đạo
Sỏi rơi xuống niệu đạo gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh:
Tiểu khó, tiểu rón, tiểu rắt, tiểu không thành dòng mà ngắt quãng, tiểu ra máu do các viên sỏi gay bít tắc đường tiểu, nặng có thể gây viêm nhiễm trùng.
Cơn đau quặn xuất hiện tại vị trí lưng dưới, đau lan tỏa vùng sinh môn và bộ phận sinh dục. Cơn đau cấp xuất hiện khi đường tiểu bị tắc hoàn toàn, dòng nước tiểu không đào thải được.
Nước tiểu có màu vẩn đục, mùi hôi, đôi khi bệnh nhân có cơn sốt cao, kèm ớn lạnh. Nguyên nhân sỏi cọ xát làm niêm mạc tổn thương gây viêm nhiễm tiết niệu.
Nguyên nhân gây sỏi niệu đạo
Nguyên nhân phổ biến nhất là do sỏi di chuyển từ thận, bàng quang xuống niệu đạo, không đẩy được ra ngoài mà kẹt lại tại đây.
Ở một số người, niệu đạo bị chít hẹp bất thường hoặc có các túi thừa, làm cho nước tiểu qua thì đọng lại ở đây, tạo điều kiện cho các muối và chất khoáng đọng lại hình thành nên sỏi.
Ở nam giới, hẹp, dính, viêm bao quy đầu làm cho việc đào thải nước tiểu bất bình thường, gây ứ đọng tạo sỏi.
Niệu đạo là đoạn cuối của đường tiết niệu dẫn nước tiểu ra ngoài, là vị trí dễ bị tổn thương nhất. Sỏi niệu đạo nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự lưu thông nước tiểu, gây ra các triệu chứng cấp.
Sỏi niệu đạo gây những nguy hiểm gì?
Sỏi kẹt ở niệu đạo hay bất cứ vị trí nào tại đường tiết niệu ngoài gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như cơn đau quặn hay đau tức âm ỉ, gặp các vấn đề bất thường trong tiểu tiện, lâu dài có thể gây các biến chứng trên thận như ứ nước, giãn đài bể thận, bàng quang, niệu quản, nếu không can thiệp kịp thời khiến thận bị giãn, để lâu có thể gây giãn không hồi phục, vỡ thận.
Chẩn đoán bệnh sỏi niệu đạo
Lâm sàng: Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu có các triệu chứng như tiểu khó, buốt, tiểu tắc đột ngột, bí tiểu cấp, tiểu ra máu, tiểu đục, tia nước tiểu nhỏ,…hay bị hẹp niệu đạo
Ở nam giới, dấu hiệu dương vật cương đau, miệng sáo có rỉ máu, sờ thấy có sỏi dọc theo niệu đạo.
Cận lâm sàng: Có thể chụp XQ phần khung chậu để chẩn đoán sỏi kẹt ở niệu đạo, cổ bàng quang.
Điều trị sỏi niệu đạo
Sỏi gây kẹt ở niệu đạo thường gây bí tiểu cấp nên bệnh nhân thường phải điều trị cấp cứu để lấy sỏi ra ngay lập tức sau đó giải quyết nguyên nhân gây sỏi. Trường hợp không bí tiểu nhiều, bệnh nhân sẽ được đặt sonde để đẩy sỏi lên bàng quang sau đó tán nội sỏi loại bỏ sỏi. Nếu sỏi không đẩy lên được, bệnh nhân thường được chỉ định mổ cấp cứu mở niệu đạo để lấy sỏi và đặt sonde để lưu thông dòng nước tiểu trong 10 ngày.