Cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc cung cấp không đúng cách là những nguyên nhân chính khiến các chất khoáng lắng đọng tại thận tạo nên sỏi. Trong đó, ba thói quen uống nước dưới đây làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

 

Xem thêm

Dấu hiệu nước tiểu cần chú ý

Thuốc chữa sỏi thận hiệu quả sau 2 tháng sử dụng

Cách phòng ngừa sỏi thận bằng chế độ ăn

Tổng đài tư vấn sỏi thận miễn phí 1800 9267

 

 1.      Chỉ uống khi thấy khát

 

Rất nhiều người có thói quen đợi khi nào khát mới uống nước mà không biết rằng khi cơ thể ở trạng thái khát nước, có nghĩa là lúc đấy cơ thể đã bị mất đi lượng nước cần thiết. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước tiểu đào thải sẽ giảm đi và nồng độ các chất trong nước tiểu tăng lên, tăng nguy cơ lắng đọng trong thận và đường niệu tạo sỏi. Trên lâm sàng, phần lớn các ca sỏi thận hay thận tích nước đều xuất phát từ thói quen bổ sung không đủ nước trong một thời gian dài.

 

Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, lượng nước tiểu bài tiết sẽ tăng và làm loãng nước tiểu, giảm nồng độ chất thải, giúp rửa đường niệu, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi và đẩy sỏi ra ngoài Nghiên cứu cho thấy rằng uống bổ sung nhiều nước hằng ngày làm giảm nguy cơ tạo sỏi đến 50%. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung đủ nước, kể cả khi không khát, trung bình mỗi người trường thành nên uống khoảng 1,5-2 lít nước/ngày.

 

 2.      Sử dụng các đồ uống khác thay thế nước lọc

 

Hầu hết chúng ta ai cũng nhận thức được rằng các loại đồ uống đóng chai, nước uống có ga, cà phê thì đều không tốt cho sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ thói quen uống cà phê mỗi ngày, thường xuyên uống nước ngọt thay nước lọc.

Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga, nước ép,…chứa lượng đường và photpho cao gây tăng bài tiết canxi ra ngoài. Điều này dễ tạo sỏi canxi trong thận. Đặc biêt, những loại thức uống này còn gây tăng acid uric máu, gây nên bệnh gút, tiểu đường, tăng huyết áp. Những bệnh lý này đều gây gánh nặng cho thận của bạn. Khi hạn chế các thực phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của bạn như giảm cân, giảm nguy cơ suy tim, béo phì, bảo vệ răng, giúp thận khỏe hơn,...

 

 

 3.      Uống trà trong thời gian dài

 

Trà xanh, trà đá là một thức uống bình dân khá phổ biến ở Việt Nam. Người Việt Nam có thói quen uống trà vào sáng sớm hay buổi tối. Nhiều người không biết rằng trà làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận vì trong trà xanh chứa nhiều oxalate – một chất tủa có màu hơi nâu dễ bị tích tụ lại trong thận. Cơ thể khi dư thừa oxalate sẽ kết tinh với ion canxi để tạo sỏi Canxi oxalate.

 

Vậy uống nước thế nào là tốt nhất?

 

Một người khỏe mạnh thải khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày (bao gồm nước tiểu, mồ hôi, thở và đại tiện) và còn phụ thuộc vào thể trạng, cân nặng, khí hậu, cường độ làm việc của mỗi người. Bình thường, khoảng 1 lít đã được bổ sung từ các nguồn thực phẩm hằng ngày. Để cơ thể không bị thiếu nước, bạn cần bổ sung thêm khoảng 1.7 lít nước mỗi ngày.

 

Để bổ sung nước đúng cách bạn nên chú ý:

 

-       Cung cấp đủ nước cho cơ thể nhưng không phải cung cấp cùng một lúc mà chia đều ra trong ngày

 

-       Nên uống nước đã được lọc qua máy để tránh các ion kim loại nặng, tạp chất,…nước đun sôi để quá 2 ngày  và nước đun lại nhiều lần dễ lắng đọng các chất cứng không nên uống

 

 

-       Không thay thế nước lọc bằng các loại nước ngọt có ga, cafein,…