Sỏi urat là một dạng của sỏi thận, chiếm khoảng 10% các ca bệnh sỏi thận. Nguyên nhân gây sỏi là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa acid uric gây lắng đọng tạo sỏi.
Acid uric và sỏi urat
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin (có hàm lượng cao trong các thực phẩm như: thịt bò, thịt chó, hải sản,…). Bình thường, nồng độ acid uric ổn định là
Sỏi urat gặp ở các đối tượng bệnh nhân bị gout, tăng acid uric máu, tiểu đường tuyp 1, di truyền, béo phì. Sỏi khó phát hiện hơn các trường hợp sỏi canxi và để điều trị phải kết hợp chế độ ăn uống chặt chẽ.
Do đó, để phòng ngừa bệnh sỏi urat và gout, bạn phải kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.
Liên quan đến bệnh tiểu đường và sỏi urat
Theo nghiên cứu từ một trung tâm Y khoa, tiểu đường tuyp 2 và việc tăng acid uric có liên quan với nhau, có nghĩa là người bị tiểu đường tuyp 2 có nguy cơ bị sỏi urat. Cụ thể, khi bị tiểu đường, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt sẽ tăng nguy cơ bị biến chứng suy thận, thận suy giảm chức năng không đào thải được acid uric, gây tích tụ tạo sỏi.
Cách điều trị sỏi urat hiệu quả
Nhiều người sau khi siêu âm phát hiện ra sỏi urat thì vội vàng mua thuốc để sử dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe, điều này là không nên. Giải thích về vấn đề này, họ chỉ ra rằng, các thuốc điều trị sỏi có tác dụng lợi tiểu hiện nay có đáp ứng kém với sỏi urat, hầu như không làm giảm kích thước sỏi. Khi bị sỏi urat, cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống:
- Uống bổ sung nhiều nước hằng ngày, trung bình 2-3l/ngày (ít nhất khoảng 14 cốc)
- Có thể uống bổ sung thêm nước chanh, nước cam để giúp cân bằng acid uric
- Hạn chế các thực phẩm giàu purin: như thịt bò, thịt chó hải sản,…để kiểm soát tốt lượng acid uric trong máu
- Kiêng các chết kích thích như: bia rượu, cà phê,…
Điều trị sỏi urat bằng thuốc
Nếu tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem một thời gian vẫn không kiểm soát được kích thước sỏi, sỏi vẫn tăng lên thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc. Các thuốc hiệu quả với sỏi urat là nhóm thuốc ức chế men xanthin oxidase giúp làm giảm tạo thành acid uric (allopurinol, thiopurinol) hoặc nhóm thuốc làm tiêu acid uric. Nhưng nên lưu ý, đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị các bệnh lý suy giảm chức năng thận, tuyệt đối không nên dùng thuốc tăng đào thải acid uric (probenecid).