Uống trà/chè xanh là một thói quen phổ biến của người Việt. Trà hay chè xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giúp giải nhiệt, giải độc, tuy nhiên một số bệnh lý, trong đó có sỏi thận thì được khuyến cáo là không nên uống trà.
Xem thêm:
Thực hư Vitamin C gây sỏi thận
Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?
Thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật hiệu quả
Tư vấn sỏi thận sỏi mật miễn phí 1800 9267
Sỏi thận là tình trạng các muối lắng đọng tại đường tiết niệu (thận là chủ yếu), có xu hướng tăng kích thước theo thời gian nếu người bệnh không có phương pháp trị liệu phù hợp và dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm như cơn đau quặn thận, các biến chứng như gây ứ nước, giãn thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, hư hỏng thận. Khi xuất hiện sỏi trong đường tiết niệu, bác sĩ thường khuyên chúng ta nên uống bổ sung nhiều nước, chính vì thế nhiều người vẫn có thói quen uống nước trà thường xuyên khi bị sỏi thận.
UỐNG TRÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THẬN?
Trong thành phần của lá trà có chứa florua, khi uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Do florua được bào tiết qua thận, khi lượng florua dư thừa, vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ gây tich lũy trong thận và làm tổn thương thận.
Thứ hai, trà chứa cafein, có tác dụng làm tăng nhịp tim. Nếu bạn uống vào lúc đói sẽ bài tiết dịch ở dạ dày và tăng bài tiết thận gây gánh nặng cho thận. Nếu dùng thường xuyên sẽ gây tổn hại thận trường hợp.
Trong lá trà/chè chứa một lượng acid oxalic, dùng thường xuyên có thể dẫn đến oxalate niệu là nguyên nhân hình thành nên sỏi oxalate trong thận và đường tiết niệu. Một số hợp chất trong trà gây ngăn cản sự hấp thu canxi và sắt vào cơ thể. Khi canxi không được chuyển hóa hết, được đào thải qua thận, kết tinh tạo sỏi. Nguyên nhân chính làm sỏi hình thành là do bổ sung không đủ nước, nhưng theo một nghiên cứu từ Trung tâm y tế Đại học Loyola đã chỉ ra rằng uống nước trà xanh làm tăng nguy cơ sỏi thận và những người bị sỏi thận thì không nên sử dụng trà/chè. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo, những người bị sỏi thận thì tuyệt đối không nên uống nước trà/chè xanh; những người chưa bị sỏi thận cũng không nên duy trì thói quen uống trà/chè xanh thường xuyên thay nước lọc
Tác hại gây cho thận sẽ tăng nêu uống kết hợp trà và rượu. Tuy trà giúp lợi tiểu nhưng hàm lượng theophylline có trong trà sẽ phá vỡ gốc tự do chưa được phân giải từ rượu (acetaldehyde) và đưa vào trong thận. Như đã biết, acetaldehyde gây hại rất lớn đối với thận, làm tổn thương và hỏng thận.
BỊ SỎI THẬN NÊN uống gì?
Uống nhiều nước lọc
Bổ sung không đủ nước cho cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây nên sỏi thận. Vì vậy khi bị sỏi thận, bạn nên bổ sung từ 2-3 lít nước lọc/ngày. Khi cơ thể đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt/không màu, trong.
Uống nước cam, chanh
Citratte tự nhiên có trong cam, chanh giúp chống sự lắng đọng của các tinh thể tạo sỏi; tăng khả năng bào mòn sỏi và bài tiết các cặn lắng trong thận.
Uống những loại nước giúp lợi tiểu
Nước râu ngô, nước dừa, nước ép cần tây là những loại nước có tác dụng lợi tiểu, giúp người bệnh đi tiểu nhiều hơn, làm sạch đường tiết niệu, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Uống Sirnakarang F để chữa sỏi thận và phòng ngừa tái phát sỏi thận sau mổ, tán sỏi
